Nội Dung
KHÓ KHĂN NGÀNH GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ – DỰ KIẾN PHỤC HỒI VÀO 2024?
Triển vọng ngành gỗ & sản phẩm gỗ (G&SPG) năm 2023 vẫn còn kém khả quan do nhu cầu yếu ở cả thị trường Hoa Kỳ và EU. Bên cạnh đó, thách thức nhiều hơn thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Biên lợi nhuận gộp của các công ty gỗ và sản phẩm gỗ được dự báo các doanh nghiệp trong ngành sẽ phục hồi vào năm 2024 hay không?
Tình hình khó khăn của ngành Gỗ và sản phẩm Gỗ
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính trong tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 36,3% so với tháng 2/2023 nhưng giảm 22,8% so với tháng 3/2022; trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 823 triệu USD, tăng 47,7% so với tháng 2/2023 nhưng giảm 30% so với tháng 3/2022.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,87 tỷ USD, giảm 38,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại sao triền vọng ngành Gỗ năm 2023 lại kém khả quan?
Triển vọng ngành gỗ & sản phẩm gỗ năm 2023 vẫn kém khả quan do nhu cầu yếu ở cả thị trường Mỹ và EU. Bên cạnh đó, thách thức nhiều hơn thuận lợi cho các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, sau khi giảm 6,8% so với cùng kỳ trong quý 4/2022 do đơn hàng suy yếu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nối dài xu hướng lao dốc khi giảm 17% so với cùng kỳ trong 2 tháng năm 2023.
Khó khăn của các doanh nghiệp Gỗ?
Dù Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng cũng mới chỉ xuất khẩu trên 16 tỷ USD/năm. Hơn nữa, Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu các thị trường như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… còn các thị trường tiềm năng khác vẫn đang bỏ ngỏ. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu đang ở mức cao, sức mua thị trường vì thế cũng trở nên yếu đối với mặt hàng không thiết yếu, việc đơn hàng mới giảm đang đặt ra thách thức đối với hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ.
Loại trừ ACG, biên lợi nhuận gộp cả ngành giảm 2,0 điểm % do các công ty gỗ và sản phẩm gỗ giảm giá bán trung bình trong quý 4/2022 do nhu cầu yếu tại thị trường Mỹ và EU.
Theo Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) Đỗ Xuân Lập đánh giá, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ. Do đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm làm cản trở việc tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo Nghiên cứu từ Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và các hiệp hội địa phương cho thấy, tới 80% các doanh nghiệp chế biến gỗ dự báo có mức doanh thu giảm từ 30% trở lên, đơn đặt hàng đã giảm 44,4%, cá biệt có những doanh nghiệp đơn đặt hàng đã giảm 100%.
Nhu cầu gỗ sẽ phục hồi vào 2024?
Triển vọng vĩ mô kém khả quan của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nhà ở và hoạt động xây dựng nhà ở tại nước này. Lãi suất cho vay mua nhà của Mỹ tăng lên 6,1%, mức cao nhất kể từ năm 2011 trong khi giá nhà trung bình tăng 10,4% so với cùng kỳ trong quý IV/2022. Điều này đã làm giảm sức mua nhà tại Mỹ. Chỉ số nhu cầu nhà ở của Mỹ đã giảm 48,1% so với cùng kỳ trong tháng 2/2023.
Giới phân tích nhận định mặc dù khó khăn đang tiếp diễn nhưng khả năng phục hồi của thị trường đồ gỗ đã đến gần hơn. Hiệp hội các nhà xây dựng nhà quốc gia (National Association of Home Builders) cho biết doanh số bán nhà cho một hộ gia đình sẽ chỉ còn 744.000 căn trong năm 2023, giảm 25,5% so với cùng kỳ trước khi tăng trở lại 925.000 căn vào năm 2024.
Thêm vào đó, giá cước vận chuyển đường biển đã giảm sâu cũng giúp các nhà mua hàng giảm đáng kể áp lực về chi phí và mạnh dạn hơn trong kế hoạch đặt hàng trở lại. Sự kiên trì, linh hoạt và đầu tư đúng hướng của các doanh nghiệp sẽ sớm đưa ngành xuất khẩu gỗ trở lại đà tăng trưởng.
Thách thức khi Trung Quốc mở cửa trở lại
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế có thể đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nội thất gỗ trong năm 2023. Hiện Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Hai quốc gia đang có thị phần tại Mỹ ngang nhau, ở mức 31%. VNDirect cho rằng các công ty gỗ và sản phẩm gỗ có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao như PTB, NHT, GDT sẽ gặp khó khăn trong nửa sau 2023.
Giá cổ phiếu ngành gỗ và sản phẩm gỗ hiện được giao dịch ở mức PE trượt trung bình là 9,3 lần. VNDirect cho rằng nhà đầu tư nên chờ đợi những tín hiệu phục hồi rõ ràng hơn để đầu tư vào cổ phiếu gỗ.
Xem thêm:
Còn chần chờ gì nữa, nhấc máy lên và gọi ngay đến hotline của chúng tôi để được tư vấn cụ thể, rõ ràng nhất nhé.
Chúng tôi cam kết sẽ phục vụ quý khách tận tình với tốc độ giao hành nhanh, giá thành rẻ!