Nội Dung
Sự khác nhau giữa Master Bill of lading và House Bill of Lading
Có thể nói bộ vận đơn vận chuyển đường biển là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ hàng hóa vì các chức năng chính yếu của nó. Có rất nhiều loại vận đơn được phân loại dựa theo các tiêu chí khách nhau nhưng xét về mặt người phát hành thì có hai loại là vận đơn sơ cấp hay còn gọi là master B/L (MBL) và vận đơn thứ cấp hay còn gọi là House B/L (HBL)
MBL và HBL là gì?
MBL là loại vận đơn do người sở hữu phương tiện vận chuyển hoặc là người khai thác phương tiện vận chuyển phát hành cho người gửi hàng (shipper). Người gửi hàng ở đây có thể là người gửi hàng thực sự (actual shipper) hoặc là một công ty trung gian như là một công ty giao nhận vận chuyển – forwarder . Đây là loại vận đơn tốt nhất cho các hình thức thanh toán bằng L/C hoặc sử dụng để thế chấp, chuyển nhượng vì nó thể hiện hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người chuyển chở cũng như quyền sở hữu đối với hàng hóa.
HBL là vận đơn của forwarder hoặc bên nhà chuyên chở không tàu (NVOCC) phát hành cho shipper. HBL là văn bản được phát hành để xác nhận về việc người chuyên chở đã nhận hàng của người gửi hàng và sẽ đưa hàng đến điểm đích.
Để dễ hình dung, ta đi vào ví dụ:
- VD1: Người gửi hàng A (shipper A) liên hệ trực tiếp với Hãng tàu X để đặt booking cho một lô hàng xuất khẩu cho người nhận hàng A’ (consignee A’). Mọi chi phí cước tàu, local charge…shipper A đóng trực tiếp cho hãng tàu. Hãng tàu sẽ phát hành MBL cho shipper A trong đó ghi tên người gửi hàng là shipper A, tên người nhận hàng là consignee A’.
Tại sao sử dụng HBL:
- Vì bí mật kinh doanh, nhiều Shipper muốn giấu tên mình và Consignee nên sẽ thông qua công ty Forwarder thay mặt mình để thuê vận chuyển.
- HBL là do công ty Forwarder phát hành nên việc chỉnh sửa bill gốc theo yêu cầu của shipper trong một số trường hợp cần thiết sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc chỉnh sửa trên MBL.
- Shipper tìm đến HB/L để thực hiện việc ký lùi vận đơn do MBL không thực hiện được.
Lưu ý khi sử dụng HBL:
So với Forwarder thì Hãng tàu vẫn đảm bảo hơn về mặt bồi thường nếu xảy ra rủi ro với hàng hóa, do đó tính pháp lý và độ an toàn của MBL vẫn cao hơn so với HBL. Vậy khi sử dụng HBL thì giữa Forwarder và Shipper phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Khách hàng nên chọn sử dụng dịch vụ của những Công ty Forwarder uy tín, chuyên nghiệp, có năng lực tài chính ổn định và tên tuổi trong lĩnh vực logistics.
Đọc thêm :
ISF là gì ? Hướng dẫn cách khai báo ISF đơn giản chính xác nhất 2024
Quy định đóng gói hàng hóa vận chuyển