Nội Dung
Vận chuyển hàng hóa sang Mỹ nên chọn đường biển hay hàng không?
Trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ đạt 71,7 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2022. Dựa trên tốc độ tăng trưởng này, theo dự báo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ năm 2024 có thể đạt 100 – 105 tỷ USD, tăng 10 – 15% so với năm 2023. Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang Mỹ trong năm 2023 bao gồm: máy tính, điện thoại và linh kiện điện tử; dệt may và da giày; đồ gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; nông sản;…
Chính vì vậy nên dịch vụ vận chuyển đang hoạt động rất sôi nổi giữa hai thị trường này và nhiều khách hàng cũng đang phân vân nên lựa chọn phương thức vận chuyển nào giữa vận tải hàng không và đường biển. Dưới đây Vận chuyển Việt Mỹ sẽ đưa lại cho bạn những thông tin hữu ích về hai phương thức vận chuyển này.
Vận chuyển Hàng Hóa qua Mỹ bằng đường Biển
Vận chuyển bằng đường biển được đánh giá là lựa chọn tối ưu cho loại hàng hóa có trọng lượng lớn và không bị sức ép về mặt thời gian, ví dụ như:
- Hàng đông lạnh, vận chuyển hải sản
- Hàng hóa đóng hộp, mặt hàng giày dép, đồ chơi.
- Các loại khoáng sản như than, quặng sắt, cát,…
- Hàng có khối lượng nặng, cồng kềnh như móc móc thiết bị, linh kiện,…
Ưu điểm và nhược điểm của gửi hàng bằng đường biển
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí: Khi vận chuyển với một khối lượng càng lớn thì giá thành sẽ càng rẻ.
- Đáp ứng vận chuyển những khối lượng hàng hóa lớn: trái ngược với vận chuyển hàng không, vận chuyển đường biển chuyên chở những loại hàng cồng kềnh, size cỡ lớn.
Nhược điểm:
- Do tàu chỉ cập ở bến nên hàng hóa phải mất thêm thời gian vận chuyển từ cảng đến tay người nhận.
- Rủi ro hàng hóa trong quá trình vận chuyển bởi yếu tố thời tiết, hoặc bị bị tịch thu bởi cơ quan hải quan các nước đi qua.
- Thủ tục hải quan khá phức tạp khi di chuyển qua nhiều quốc gia.
Vận chuyển Hàng Hóa qua Mỹ bằng đường Hàng Không
Hình thức gửi hàng bằng máy bay đến Mỹ được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay vì chỉ mất từ 1-3 ngày là khách đã có thể nhận được hàng và được đánh giá là an toàn hơn, ít xảy ra tai nạn hơn so với đường biển. Một số loại mặt hàng đủ điều kiện gửi bằng đường hàng không như:
- Tài liệu, giấy tờ, bưu phẩm nhanh.
- Hàng thực phẩm dễ hư hỏng, cần đảm bảo độ tươi ngon.
- Sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, sữa.
- Hàng hóa có giá trị cao như đồ điện tử, vàng bạc, đá quý,…
Ưu điểm và nhược điểm của gửi hàng bằng đường hàng không
Ưu điểm:
- Tốc độ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng: máy bay được biết đến là phương tiện có tốc độ cao nhất hiện nay, vận tốc trung bình của một máy bay chở hành khách là khoảng 800-1000km/h. Chính vì vậy, việc lưu chuyển bằng máy bay là vô cùng thuận tiện.
- Độ an toàn cao, hàng hóa đảm bảo nguyên vẹn khi đến tay người nhận: rủi ro khi vận chuyển máy bay được đánh giá là thấp hơn nhiều so với đường bộ hay đường biển. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì hàng hóa luôn được bảo quản đúng cách, tránh hư hỏng, mất mát.
- Khoảng cách không giới hạn: đường hàng không tại Việt Nam được kết nối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì thế, bạn không phải lo lắng về mặt địa lý khi muốn gửi hàng.
Nhược điểm:
- Chi phí cước khá cao: vì tính an toàn cao nên chi phí vận chuyển hàng bằng đường hàng không cao hơn nhiều so với loại hình vận chuyển khác. Do đó, nó phù hợp với mặt hàng xa xỉ, hoặc cần vận chuyển nhanh chóng.
- Giới hạn về khối lượng hàng hóa: không thể vận chuyển nhóm hàng hóa có kích thước khổng lồ, cồng kềnh.
- Thủ tục, giấy tờ gửi hàng yêu cầu cao, thông tin chính xác: có khá nhiều các quy định liên quan đến quy định và luật pháp khi vận chuyển hàng không. Ngoài ra, theo quy định của hãng sẽ có một số mặt hàng nằm trong danh sách “cấm bay”
Kết Luận
Việc lựa chọn phương thức vận tải nào để đạt tối ưu còn phải tùy thuộc vào tính chất hàng hóa cũng như nhu cầu của khách hàng.
Dịch vụ gửi bàn ghế gỗ đi Mỹ bằng đường biển
THỦ TỤC GỬI HÀNG ĐI MỸ: NHANH CHÓNG, AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM